TP.HCM: Mua đất đầy đủ giấy tờ pháp lý, bỗng dưng bị đồn "cướp đất"

Thứ bảy, 10/08/2019, 09:04 GMT+7
TP.HCM: Mua đất đầy đủ giấy tờ pháp lý, bỗng dưng bị đồn "cướp đất"

TP.HCM: Mua đất đầy đủ giấy tờ pháp lý, bỗng dưng bị đồn "cướp đất"

Báo Lao Động nhận được đơn kêu cứu của ông Phạm Văn Tài (Q.12, TP.HCM) về việc ông bị bôi xấu là đi “cướp đất” của một dòng họ tại phường Hiệp Thành, Q.12 để kinh doanh, buôn bán.

Theo ông Phạm Văn Tài, ông hiện là chủ hợp pháp của một khu đất tại đường HT 45, phường Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM.

Khu đất này được ghép lại từ 2 mảnh đất nhỏ mà ông đã mua lại trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6.2018, gồm lô đất của bà Văn Én và đất của ông Nguyễn Hữu Thuấn.

Báo Lao Động nhận được đơn kêu cứu của ông Phạm Văn Tài (Q.12, TP.HCM) về việc ông bị bôi xấu là đi “cướp đất” của một dòng họ tại phường Hiệp Thành, Q.12 để kinh doanh, buôn bán.

Khu đất tại phường Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM của ông Phạm Văn Tài. Ảnh: PV.

Bỗng dưng mang tiếng xấu

Theo ông Phạm Văn Tài, ông hiện là chủ hợp pháp của một khu đất tại đường HT 45, phường Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM.

Khu đất này được ghép lại từ 2 mảnh đất nhỏ mà ông đã mua lại trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6.2018, gồm lô đất của bà Văn Én và đất của ông Nguyễn Hữu Thuấn.

Số nhà, đất này trước đó đã được UBND Q.12 cấp giấy chứng nhận lần đầu cho bà Văn Én ngày 5.3.2018 và cho bà Nguyễn Thị Giác ngày 02.02.2018.

Sau khi hoàn tất mua bán chuyển nhượng, ông Phạm Văn Tài đã lập hồ sơ xin thỏa thuận phương án đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đã được UBND Q.12 chấp thuận.

Cuối tháng 7.2019, bỗng xuất hiện tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội lẫn ngoài đời khiến danh dự, uy tín của ông bị ảnh hưởng tiêu cực.

“Hiện nay có thông tin rằng khu đất đó là do tôi đi “cướp" từ gia đình họ Lâm, một gia đình đã sống ở khu vực này nhiều năm. Tôi khẳng định mình có đầy đủ giấy tờ pháp lý đối với khu đất. Tôi không liên quan, giao dịch với nhà họ Lâm...” – ông Phạm Văn Tài bức xúc.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Thành - Q12 cho biết, quá trình giải quyết cấp Giấy chứng nhận cho các chủ cũ của lô đất là bà Nguyễn Thị Giác, bà Văn Én... được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật từ việc xác minh nguồn gốc, quá trình sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất, niêm yết công khai.

Theo ông Hùng, sau khi được cấp sổ đỏ, các bà Giác, Én đã chuyển nhượng đất và hiện tại, chủ sử dụng khu đất này là ông Phạm Văn Tài.

"Ông Phạm Văn Tài đã lập hồ sơ xin thoả thuận phương án đầu tư hạ tầng kỹ thuật và UBND Q.12 đã chấp thuận theo Văn bản số 6850/UBND-ĐT ngày 7.9.2018 là đúng quy định của Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND ngày 5.12.2017 của UBND TP.HCM" - vị lãnh đạo phường nói.

Căn nguyên của tin đồn

Theo tìm hiểu của PV, sở dĩ ông Tài “bị mang tiếng oan” là do trước khi các bà Giác, Én được cấp sổ đỏ cho các lô đất kể trên, thì đã có một cuộc tranh chấp kéo dài xảy ra.

Đó là tranh chấp giữa một gia đình trong gia tộc họ Lâm với các ông, bà Nguyễn Thị Giác, Trương Văn Tài, Văn Én (là cháu, chắt của bà Tăng Thị Vinh)

Theo đó, bà Tăng Thị Vinh thuê đất của gia tộc họ Lâm từ năm 1971, đến năm 1976, cháu của bà Vinh là ông Tăng Trung Kiên tiếp tục thuê đất của họ Lâm trong thời hạn 12 năm.

Trang đầu “Biên bản Hợp đồng” lập năm 1988 giữa các chủ cũ, các bên liên quan đến khu đất.

Ngày 27.10.1988, đại diện gia tộc họ Lâm (trong đó có ông Lâm Văn Cân, cha của ông Lâm Văn Nguyệt - bên A) và các ông, bà Giác, Tài, Én (cháu của ông Tăng Trung Kiên - bên B)  ký “Biên bản Hợp đồng”, trong đó có nội dung:

“Bên A đã ủy quyền cho bên B một phần đất để bù lại công lao khai phá của bên B và bên B sẽ được toàn quyền sử dụng vĩnh viễn”, kèm theo đó là lược đồ thể hiện phần đất bên A trả công cho bên B sử dụng vĩnh viễn.

Năm 1993, nội bộ trong gia tộc họ Lâm tranh chấp đất với nhau.

Năm 1996, cá nhân ông Lâm Văn Nguyệt tranh chấp phần đất mà các cháu ông Tăng Trung Kiên (là các ông, bà Tài, Giác, Én) đang quản lý sử dụng.

Sự việc này sau đó đã được các cấp chức năng giải quyết theo đúng thẩm quyền và trình tự khá rắc rối như sau:

Ngày 7.5.1996, UBND huyện Hóc Môn ban hành Quyết định số 77/QĐ-UB giải quyết tranh chấp có nội dung: “Đất cho thuê mướn trước giải phóng nên thuộc diện nhà nước quản lý theo Quyết định 111/CP ngày 14.4.1977 của Hội đồng chính phủ”.

Ngày 21.01.2003, UBND Q.12 ban hành Quyết định số 07/QĐ-UB có nội dung: Lưu cư cho 5 hộ các ông, bà Giác, Tài, Én, Đỉnh, Lịch theo hiện trạng đất có nhà tổng diện tích là 704 m2.

Phần đất còn lại 5822,3 m2 hiện trạng đất có hoa màu do các ông, bà Tài, Giác, Én đang quản lý sử dụng được giải quyết là đất thuộc nhà nước quản lý sử dụng.

Quyết định 1201 ngày 20.3.2017 của UBND TP.HCM.

Vẫn không đồng tình với quyết định trên, các hộ dân liên quan đã liên tục khiếu nại thì cuối cùng ngày 20.3.2017, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 1201/QĐ-UB, nội dung:

Nhà nước không tiếp tục quản lý đối với toàn bộ diện tích đất 5822,3 m2. Trên thực tế, sau khi có Quyết định giải quyết, diện tích đất này địa phương chưa bố trí cho người khác sử dụng mà vẫn do các ông, bà Tài, Giác, Én liên tục sử dụng.

Giao UBND Q.12 xem xét giải quyết cấp sổ đỏ cho các hộ dân đang sử dụng theo thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật.

Ngày 02.2.2018, UBND Q.12 đã cấp sổ đỏ cho bà Nguyễn Thị Giác với diện tích đất là 1688 m2. Đến ngày 5.3.2018 cấp sổ đỏ cho bà Văn Én với diện tích là 1856,7 m2.

Bà Văn Đê, vợ của ông Trương Văn Tài (đã chết) có văn bản lập ngày 9.12.2017 cam kết đã giao đất lại cho bà Giác, bà Én quản lý sử dụng nên không xin cấp Giấy chứng nhận.

Như vậy, lai lịch khu đất trước khi các người chủ cũ là bà Giác, bà Én chuyển nhượng cho ông Phạm Văn Tài đã rất rõ ràng.

Theo CafeLand