Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM cho biết, thời gian qua, thành phố đã tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng ngập nước tại lưu vực trung tâm và một phần của 5 lưu vực ngoại vi trong phạm vi 550km² với khoảng 6,5 triệu dân. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã giải quyết được 22/37 tuyến đường ngập (đạt 59,46%) so với chỉ tiêu giai đoạn 2016 - 2020. Hiện nay, TP.HCM đang tập trung các dự án giải quyết 15 điểm ngập còn lại. Dự kiến đến năm 2020, các dự án này sẽ hoàn thành đúng theo kế hoạch.
Sau khi tiến hành, tình trạng ngập nước đã được kéo giảm ở một số nơi.. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phát sinh những điểm ngập mới, thậm chí có công trình triển khai nhưng tình hình ngập vẫn chưa giảm.
Hiện TP.HCM còn hàng chục điểm ngập lụt nặng điển hình như điểm ngập tại đường Phan Huy Ích (quận Tân Bình), Nguyễn Văn Quá (quận 12), Huỳnh Tấn Phát (quận 7), Cây Trâm, Lê Văn Thọ (quận Gò Vấp), An Dương Vương, Hồ Học Lãm (quận Bình Tân)… Khi thành phố đang bước vào mùa mưa với số trận mưa lớn nhiều hơn thì người dân thành phố lại tiếp tục nơm nớp âu lo về tình trạng ngập úng và trông chờ các dự án chống ngập sớm được triển khai nhanh hơn và sớm phát huy tác dụng.
Có thể kể đên một số nguyên nhân chính như:
Ngập nước đang là nỗi ám ảnh của người dân TP.HCM. Ảnh: T.D.
Sau khi xác định lại nguyên nhân ngập lụt tại TPHCM, để giải quyết tình trạng trên, thành phố đã có một số giải pháp mớii. Đối với các giải pháp đột phá trong các công trình, TP.HCM đẩy mạnh xã hội hóa mời gọi doanh nghiệp tham gia vào công tác chống ngập, các dự án phải quan tâm vấn đề công nghệ. Ngoài ra, TP.HCM kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm về lấn chiếm kênh, rạch, cửa xả, hầm ga.
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm nhấn mạnh, mưa lớn sẽ không tránh khỏi ngập nhưng phải làm sao cho việc thoát nước phải nhanh, thời gian ngập phải được rút ngắn, ngập cả 1-2 giờ, thậm chí cả tuần thì không chấp nhận được. Ngoài ra, theo bà Tâm, một số công trình đầu tư rất nhiều tiền nhưng không hiệu quả, thậm chí còn ngập hơn. Vì vậy, UBND TP.HCM cần xem xét lại điều này, cần đầu tư các công trình chống ngập mang tính hiệu quả.
Song song sự nỗ lực của các cấp chính quyền, sự chung tay hợp tác của người dân cũng là yếu tố hết sức quan trọng trong công tác chống ngập. Mỗi thay đổi nhỏ trong việc không xả rác bừa bãi cũng sẽ góp phần giảm ngập…
MuaBanNhaDat theo TBKD