Trong 4 năm trở lại đây, thị trường bất động sản (BĐS) khu Đông vốn đã được biết đến với tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng và hàng loạt dự án lớn nhỏ nối đuôi nhau. Trước tình hình ấy, nhu cầu đặt ra về một giải pháp mới để mở rộng phát triển BĐS đẩy các dự án đầu tư mới tiến dần về khu Tây Bắc TP.HCM. Trong đó cơ hội và tiềm năng phát triển rõ rệt nhất là tại huyện Củ Chi, Hóc Môn và Long An.
Khu Tây Bắc “đón sóng hạ tầng”
Bước vào năm 2018, TP.HCM tiếp tục tích cực mở rộng tuyến đường Trường Chinh kết nối khu Tây Bắc gồm Củ Chi, Hóc Môn và trung tâm thành phố. Tiến độ thi công hầm chui An Sương cũng được đẩy mạnh để nhanh chóng giải tỏa nút thắt về giao thông. Ngoài ra, tính thông suốt từ khu Đông sang khu Tây Bắc sẽ càng được bảo đảm nhờ tuyến metro “xương sống” số 2 (Bến Thành - Tham Lương).
Hầm chui An Sương đang xây dựng
Thêm vào đó, tuyến đường vành đai 3, kết nối 4 tỉnh Long An, Bình Dương, TP.HCM và Đồng Nai, đã được gấp rút thi công tháng 4/2018. Với chức năng phân luồng từ xa, vành đai 3 giúp kéo giảm căn bản tình trạng ùn tắc xuyên tâm nội đô. Đáng chú ý, đoạn tuyến thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đi qua các huyện Củ Chi, Hóc Môn để kết nối vào huyện Bến Lức, Long An dài gần 48 km được Bộ GTVT chú trọng, gấp rút đầu tư. Đây là tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế kết nối 8 tỉnh trọng điểm phía Nam.
Tuyến đường vành đai 3, kết nối 4 tỉnh Long An, Bình Dương, TP.HCM và Đồng Nai
Nhìn một cách tổng thể, việc đầu tư đồng bộ, quy hoạch hợp lý cùng với sự khởi động của các tuyến đường đô thị đã dần xóa đi bộ mặt hạ tầng vốn đã có lúc “hụt hơi” ở một cửa ngõ kinh tế giàu triển vọng của TP.HCM. Khu Tây Bắc giờ đây trở thành cầu nối giao thương mạnh mẽ giữa vùng lõi nội đô và nhiều tỉnh lân cận.
Nửa cuối 2018, chính sách giãn dân bước giai đoạn nước rút, TP.HCM đẩy mạnh cấp phép dự án vùng ven, trọng điểm là khu vục Củ Chi - Tây Bắc Tp HCM. Sự đa dạng các tiện ích, dịch vụ từ bệnh viện cho đến trung tâm thương mại… cũng đã hình thành ở các quận, huyện trong khu vực trên. Giới phân tích nhận định đây chính là lợi thế thu hút người dân về vùng ven sinh sống, tạo đòn bẩy cho các doanh nghiệp địa ốc tiếp tục đẩy vốn về khu Tây Bắc TP.HCM.
Hạ tầng sôi động, đất nền Củ Chi “bứt phá”
Giới chuyên gia BĐS hiện tại có cái nhìn khả quan về đất nền Tây Bắc TP.HCM, đặc biệt là khu vực xã Bình Mỹ, xã Tân Thạnh Tây lợi thế đặc biệt là cửa ngỏ giáp trung tâm TP.HCM với tốc độ đô thị hoá nhanh như hiện nay, các nhà đần tư lớn cũng đã triển khai xây dựng tiện ích để phục vụ nhu cầu người dân.
Cụ thể TTTM Centre Mall tháng 9/2018 đi vào hoạt động do công ty Thương mại Sài Gòn làm Chủ đầu tư, ngoài ra khu vực được bao trọn bởi cụm KCN lớn phía Tây Bắc TP.HCM (KCN Đông Nam, KCN Cơ khí ôtô…) với quy mô hơn 100 ngàn công nhân viên và chuyên gia làm việc góp phần giải quyết việc làm tại địa phương và nâng cao kinh tế xã hội của vùng.
Đồng thời, thành phố đã có chủ trương nâng cấp 2 tuyến đường huyết mạch là Tỉnh Lộ 8 (40m) và Tỉnh lộ 15 (35m) để kết nối 3 Khu kinh tế lớn là Bình Dương – Long An - TP.HCM. Đáng lưu ý, tuy với vị trí cực kỳ đắc địa nhưng mặt bằng giá nhà đất khu vưc này vẫn còn thấp.
Với tiềm năng đã được khẳng định, cùng nhiều dự án BĐS cao cấp, phân khúc đất nền vẫn đang thu hút một lượng lớn nhà đầu tư thông minh với giá trị sinh lời bền vững, trở thành điểm sáng của BĐS TP.HCM năm 2018.
Đầu tư thông minh, đón đầu cơ hội
Trong bối cảnh đất nền tại Củ Chi pháp lý phức tạp như vậy, giới chuyên gia khuyến cáo nên đầu tư vào những dự án có vị trí tốt và chọn mua từ giai đoạn đầu. Ngoài ra, người mua cần tìm hiểu kỹ càng để lựa chọn được chủ đầu tư của các khu đất nền với năng lực tài chính đã được thẩm định.
Hình ảnh thực tế dự án của Công ty Lan Phương Real tại Củ Chi