Cụ thể, nguồn vốn cần huy động gồm: Từ ngân sách, nguồn lực công, nguồn vốn từ xã hội, từ khu vực ngoài nhà nước, từ đầu tư trực tiếp nước ngoài... Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Tp.HCM trong giai đoạn 2018 - 2022 cần huy động khoảng 2.867.357 tỷ đồng.
UBND Tp.HCM sẽ huy động tối đa nguồn vốn ngân sách thành phố và các nguồn vốn huy động từ ngân sách nhà nước như nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, từ việc sắp xếp lại và xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước cũng như từ thuế, phí và lệ phí.
Tp.HCM cần gần 3 triệu tỷ để đầu tư cơ sở hạ tầng trong 4 năm tới |
Đồng thời, UBND Tp.HCM sẽ tăng cường huy động, khai thác các nguồn vốn khác, vốn xã hội hóa; huy động tối đa nguồn lực xã hội, thực hiện xã hội hóa đầu tư hiệu quả trong mọi lĩnh vực, tạo động lực cho sự phát triển toàn diện và bền vững của TP; huy động tối đa nguồn lực đầu tư trực tiếp nước ngoài hiệu quả trong mọi lĩnh vực, tạo động lực cho sự phát triển toàn diện và bền vững của TP; nâng chất lượng và phát triển hài hòa cả về chiều rộng và chiều sâu, thúc đẩy năng lực cạnh tranh củaTP...
Trong giai đoạn này phấn đấu tổng nguồn vốn đầu tư ngân sách đạt khoảng 219.351 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,6% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội; tổng vốn đầu tư từ khu vực ngoài Nhà nước đóng góp được khoảng 1.727.193 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 60,2% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; tổng vốn đầu tư từ khu vực nhà nước đóng góp được khoảng 564.722 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 19,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng góp được khoảng 575.442 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 20,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Bên cạnh đó, Tp.HCM cũng sẽ hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về xã hội hóa đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa đầu tư, tạo nguồn lực mới và hiệu quả cho sự phát triển của thành phố; xây dựng cơ chế tài chính phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đầu tư trên địa bàn.
(Theo Trí thức trẻ)